Danh Mục Bài Viết
Ok anh em, Tiếp theo trong chủ đề học nhanh Javascript cùng Minacode. Bài viết này mình sẽ nói về các vị trí của đoạn mã Javascript trong trang và các cách để chúng ta hiện thị Javascipt ra ngoài nhé! Nào Let's go thôi.
Trong Html, mã JavaScript được chèn giữa các thẻ <script> và </script>.
<script>
document.getElementById("demo").innerHTML = "Xin chào Minacode";
</script>
Functions và Events trong JavaScript:
Function
là một khối chứa mã JavaScript, chúng có thể được thực thi khi được "gọi".
Ví dụ: một hàm có thể được gọi khi một sự kiện(events) xảy ra, như khi người dùng nhấp vào nút(Sự kiện click) có id là demo như ví dụ ở trên. Chúng ta sẽ tìm hiểu các sự kiện trong các bài viết sau nhé!
Bạn có thể đặt bất kỳ mã Javascript nào bên trong tài liệu Html. Nó có thể trong thẻ <body>
hoặc trong thẻ <head>
của trang Html hoặc trong cả hai.
Ví dụ trong thẻ head: Hàm được gọi (được gọi) khi nhấp vào nút:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<script>
function myFunction() {
document.getElementById("demo").innerHTML = "Minacode.";
}
</script>
</head>
<body>
<h2>JavaScript trong thẻ head</h2>
<p id="demo">Xin chào.</p>
<button type="button" onclick="myFunction()">nút</button>
</body>
</html>
Ví dụ trong thẻ body: Hàm được gọi (được gọi) khi nhấp vào nút:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
</head>
<body>
<h2>JavaScript trong thẻ head</h2>
<p id="demo">Xin chào.</p>
<button type="button" onclick="myFunction()">nút</button>
<script>
function myFunction() {
document.getElementById("demo").innerHTML = "Minacode.";
}
</script>
</body>
</html>
Tuy nhiên Việc đặt Javascipt ở cuối phần tử <body> sẽ cải thiện tốc độ hiển thị vì việc thực thi lệnh sẽ làm chậm quá trình tải và hiển thị nôi dung trang.
Cũng áp dụng nội dung của ví dụ trên. Nhưng trường hợp này mình sẽ tạo một file myScript.js và đặt đoạn code vào trong đó:
function myFunction() {
document.getElementById("demo").innerHTML = "Minacode.";
}
Sau đó mình sẽ dùng thuộc tính src của script để liên kết nó vào trang
<script src="myScript.js"></script>
Bạn có thể đặt đoạn code trên vào thẻ <head>
hoặc <body>
tùy thích.
Việc đặt Javascript bên ngoài có một số ưu điểm:
Để liên kết nhiều files Javascript chúng ta sử dụng nhiều thẻ script với src là đường dẫn của các files đó:
<script src="myScript1.js"></script>
<script src="myScript2.js"></script>
Các bạn tìm hiểu thêm bài viết:
Các cách hiển thị JavaScript. JavaScript có thể "hiển thị" dữ liệu theo nhiều cách khác nhau:
<!DOCTYPE html>
<html>
<body>
<h2>Minacode</h2>
<p id="demo"></p>
<script>
document.getElementById("demo").innerHTML = "xin " + "chào";
</script>
</body>
</html>
Ta có:
Thay đổi thuộc tính InsideHTML của phần tử Html là cách phổ biến để hiển thị dữ liệu trong Html.
Đối với mục đích thử nghiệm, việc sử dụng document.write() sẽ rất
thuận tiện.
<!DOCTYPE html>
<html>
<body>
<h2>Minacode</h2>
<script>
document.write("xin " + "chào");
</script>
</body>
</html>
Ta có kết quả tượng tự. Lưu ý: Khi các bạn dùng document.write() thì các phần tử Html sau khi load xong sẽ bị xóa đi để thay thế bằng nội dung của nó.
Bạn có thể sử dụng hộp cảnh báo để hiển thị dữ liệu:
<!DOCTYPE html>
<html>
<body>
<h2>Minacode</h2>
<script>
window.alert("xin " + "chào");
</script>
</body>
</html>
Bạn có thể bỏ qua từ khóa window
. Trong JavaScript, đối tượng window là đối tượng phạm vi toàn cục. Điều này có nghĩa là các biến, thuộc tính và phương thức theo mặc định thuộc về đối tượng window. Điều này cũng có nghĩa là việc chỉ định từ khóa này là tùy chọn:
<script>
alert("xin " + "chào");
</script>
Với mục đích gỡ lỗi, bạn có thể gọi phương thức console.log()
trong trình duyệt để hiển thị dữ liệu.
<!DOCTYPE html>
<html>
<body>
<h2>MinaCode</h2>
<script>
console.log("xin " + "chào");
</script>
</body>
</html>
Lưu ý trong Javascrip không có phương thức print để hiện thị dữ liệu nhưng có thể dùng để in trang nhé!
Ví dụ:
<!DOCTYPE html>
<html>
<body>
<h2>Minacode|window.print()</h2>
<p>Phương thức print() dùng để in trang hiện tại.</p>
<button onclick="window.print()">Ấn để in trang này</button>
</body>
</html>
Ta có:
>>Còn tiếp nhé>>
Banker To Coder
Hi All,
Nguyên đây! MinaCode là website mình tạo ra với mong muốn chia sẻ chút kiến thức liên quan đến lập trình FullStack.
Ngôn ngữ lập trình chủ yếu được sử dụng là Htm, Css, Javascript, Php cùng một số thư viện như Jquery, Fontawesome... Phía Frontend và Farmework Laravel phía Backend.
Mình chưa bao giờ tham gia bất cứ một trường lớp nào về lập trình. Tất cả kiến thức mình chia sẻ đều là trên tình thần tự học. Do đó:
+ MinaCode phù hợp với những tay ngang, xem lập trình như là một kỹ năng bổ trợ trong công việc hay là một kênh kiếm thêm thu nhập từ những very mini projects.
+ MinaCode không phù hợp với những bạn đang được đào tạo bài bản, chính quy.
Mình tin rằng, Trong tương lai không xa. Lập trình sẽ trở nên một kỹ năng không thể thiếu đối với các bạn trẻ.
Cuối cùng thì Ngôn ngữ lập trình không quan trọng bằng Tư duy lập trình. Mình chúc các bạn sẽ có được những kiến thức bổ ích với MinaCode.
--Ngô Sỹ Nguyên--